Các Mức Độ Chống Chịu Của Găng Tay Bảo Hộ Chịu Nhiệt
Dựa vào tiêu chuẩn Châu Âu EN407 quy định, với nội dung bao gồm các quy định và phương pháp thử nghiệm để đánh giá các mức độ chống chịu và xem khả năng chịu nhiệt của găng tay bảo hộ.
Hiện tại thì tiêu chuẩn EN407 đánh giá các mức độ chống chịu của găng tay bảo hộ ở các điều kiện khác nhau dựa trên 6 tiêu chí chính:
1. Khả năng tiếp xúc nhiệt độ cao
– Găng tay có khả năng tiếp xúc với đa dạng mức nhiệt từ 100, 300, 500 đến 700°C, thậm chí 1000 độ cũng có. Cách thử nghiệm khả năng tiếp xúc nhiệt độ cao được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Đặt găng tay vào 4 đĩa đã được gia nhiệt từ 100°C đến 500°C.
+ Bước 2: Đo phần nhiệt độ mặt trong găng tay khi đã tiếp xúc nhiệt độ cao.
Kết quả găng tay chịu nhiệt đạt chuẩn an toàn là khi chịu được nhiệt độ tăng tối đa 10°C trong tối thiểu 15 giây. Hiện tại tiêu chuẩn EN407 sẽ có các mức chịu nhiệt tiếp xúc của găng tay trong 15 giây như sau:
– Mức 1: 100°C (Chịu nhiệt độ thấp dưới 100 độ).
– Mức 2: 250°C (Chịu nhiệt độ trung bình từ 100 – 250 độ).
– Mức 3: 350°C (Chịu nhiệt từ 250 độ đến 350 độ).
– Mức 4: 500°C (Chịu nhiệt từ 350 độ đến 500 độ)
– Mức 5: >500°C (Chịu nhiệt 600°C – 700°C….).
2. Khả năng chống cháy (tiếp xúc với lửa ngắn hạn)

– Tiêu chí này giúp đánh giá khả năng chịu đựng của găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa. Thử nghiệm sử dụng thời gian đánh lửa và thời gian vật liệu phát sáng để đo lường.
– Khi đó, găng tay được cho vào buồng test để tiếp xúc ngọn lửa trong 3 giây. Sau đó là một bài kiểm tra tương tự nhưng thời gian được tăng lên thành 15 giây.
– Mục đích của bài kiểm tra là quan sát hoạt động của găng tay trong thời gian ở buồng test.
– Cột mốc thời gian đánh lửa và thời gian vật liệu phát sáng đều được ghi lại, đồng thời cũng kiểm tra xem găng tay có hỏng hoặc lộ đường nối nào không.
3. Khả năng chịu nhiệt đối lưu
– Trong buồng test sẽ đặt mẫu mu bàn tay với lòng bàn tay tiếp xúc với nguồn nhiệt đối lưu. Mục tiêu bài kiểm tra là xác định thời gian cần thiết tăng nhiệt độ bên trong găng tay lên đến 24°C.
4. Khả năng chịu nhiệt bức xạ
– Mục tiêu bài kiểm tra này là xác định thời gian trung bình cần thiết để đo nhiệt độ bên trong tăng lên 24°C sau khi tiếp xúc nguồn nhiệt bức xạ. Thời gian trung bình cho độ thấm nhiệt 2.5kW / m2.
5. Khả năng chống kim loại văng bắn (nhỏ)
– Trong buồng test cho 2 mẫu lòng bàn tay với 2 mu bàn tay tiếp xúc các giọt kim loại nóng chảy nhỏ. Sau đó kiểm tra hiệu suất bảo vệ dựa vào số lần nhỏ giọt cần để tăng nhiệt thêm 40°C.
6. Khả năng chống kim loại lớn nóng chảy
– Đối với thử nghiệm này thì sẽ có 1 màng PVC gắn vào phía sau vật liệu găng tay. Sau đó phần sắt nóng chảy sẽ được đổ vào vật liệu găng tay.
– Sử dụng phép đo để xác định xem số lượng sắt cần thiết để làm hỏng màng PVC.
Trên đây là những chia sẻ về các mức độ chống chịu của găng tay chịu nhiệt được Công ty TNHH An toàn Lao động và May Mặc TP cung cấp, nhằm giúp quý khách hàng cũng như người lao động có sự nhận biết, phân biệt tổng quan giữa sản phẩm găng tay chịu nhiệt.
Bên cạnh đó, quý khách hàng muốn lựa chọn cho mình sản phẩm găng tay chịu nhiệt tốt và phù hợp với đặc thù hay môi trường công việc có thể tham khảo bài viết riêng về cách lựa chọn sản phẩm găng tay của chúng tôi: